Chính sự thời kì đầu Lý Cảnh (Nam Đường)

Sau khi lên ngôi, Lý Cảnh tôn mẹ là Tống thị làm Hoàng thái hậu, và chính thê Chung phu nhân làm Hoàng hậu. Lúc đó ông dùng Tống Tề KhâuChu Tông, những người mà ông coi là có uy tín trong nước, làm tể tướng, với các chức danh cụ thể là Trung thư lệnh và Thị trung, nhưng các quyết định quan trọng vẫn do ông quyết định. Ông phong vương cho các em của mình: Lý Cảnh Toại từ Thọ vương phong thành Yến vương và Lý Cảnh Đạt từ Tuyên Thành vương thành Ngạc vương. Sử sách ghi nhận rằng sau khi lên ngôi, ông giao phó nhiều trọng trách cho Trần Giác, và một nhóm các cố vấn, bao gồm Trần Giác, Phùng Diên Tị, Phùng Diên Lỗ (em Phùng Diên Tị), Ngụy Sầm, và Tra Văn Huy — họ nắm quyền lực lớn trong triều, lợi dụng nhà vua để làm lợi cho mình, đương thời gọi là ngũ quỷ. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Trần Giác miễn chức để chịu tang mẫu thân, khiến liên minh này tan vỡ, và Ngụy Sầm nắm lấy cơ hội công kích bêu xấu Trần Giác. Với việc Trần Giác rời triều, và Lý Cảnh không bằng lòng với việc Tống Tề Khâu nhiều lần bất hòa với Chu Tông, Lý Cảnh đày Tề Khâu làm Tiết độ sứ Trấn Hải, đày đến Nam Xương, và sau đó, Tống Tề Khâu tức giận xin trí sĩ, Lý Cảnh chấp thuận.[20]

Cuối năm này, tin rằng Lý Biện lúc còn sống từng có ý muốn các con trai về sau nhường ngôi cho nhau, Lý Cảnh phong hoàng đệ Lý Cảnh Toại làm Đại Nguyên soái, Tề vương, cho sống ở Đông cung, nơi ở dành cho thái tử — và phong Lý Cảnh Đạt làm Yến vương. Ông công khai bày tỏ ý định sau khi qua đời sẽ nhường ngôi cho lần lượt hai người em này, dù cho họ từ chối nhận những danh hiệu cao hơn. Lý Cảnh Toại biện dẫn rằng tên tự của ông ta là Thối Thân, nên không thích hợp cho vị trí đó. Lý Cảnh cũng phong cho hoàng trưởng tử Lý Hoằng Ký làm Nam Xương vương, em trai út Lý Cảnh Địch làm Bảo Ninh vương. Người ta cho rằng vì Tống thái hậu chán ghét việc ngày trước Chủng phu nhân mưu tính phế Lý Cảnh để cho con trai mình làm thái tử, nên muốn giết Lý Cảnh Địch, nhưng nhờ có Lý Cảnh che chở, nên mạng sống của Cảnh Địch được bảo đảm.[20]

Mùa đông năm 943, cuộc khởi nghĩa nông dân do Trương Ngộ Hiền lãnh đạo bùng nổ. Ngộ Hiền khi trước dấy binh ở nước láng giềng của Nam ĐườngNam Hán — đến đây thì chuyển vùng hoạt động lên phía bắc, Lý Cảnh cử đại thần Nghiêm Ân làm tướng quân, Biên Hạo làm giám quân, tấn công Ngộ Hiền. Biện Hạo dùng Bạch Xương Dụ làm mưu sĩ, tấn công và đánh bại quân nổi dậy. Trương Ngộ Hiện bị tướng dưới quyền là Lý Thai làm phản và bắt giữ, bị đưa đến Nam Kinh hành quyết.[20]

Mùa xuân năm 944, Phùng Diên Tị, Ngụy SầmTra Văn Huy tìm cách nắm giữ mọi quyền chính, họ dùng ý muốn của ông là nhường ngôi cho các hoàng đệ để khuyên ông ra chiếu chỉ rằng, "Tề vương Cảnh Toại nắm giữ quốc chính. Trong số các quan, chỉ có Ngụy SầmTra Văn Huy mới có thể gặp Quả nhân và Tề vương để trình bày công việc; còn lại không được triệu tập thì không được vào yết kiến." Quyết định này khiến cả triều đình bấy ngờ, và Tiêu Nghiễm dâng lời can gián nhưng không được. Cuối cùng, tướng nắm giữ quân đội là Giả Sùng nhân được vào yết kiến, quỳ xuống cầu xin, chỉ ra rằng hành động như vậy sẽ chia cắt hoàng đế với các đại thần còn lại; Lý Cảnh mới rút lệnh.[20]. Mùa xuân năm 947, Lý Cảnh lập Lý Cảnh Toại làm Hoàng thái đệ, Lý Cảnh Đạt làm Tề vương, Lý Hoằng Kí làm Yến vương, Lý Cảnh Đạt kiêm nhiệm Đại Nguyên súy, Lý Hoằng Kí làm phó.